Ngôi
chùa cách thị trấn Dương Đông khoảng 5 km về phía đông, trên con đường Dương
Đông – Hàm Ninh. Chùa Sư Muôn góp phần tạo cho Phú Quốc đa dạng về điểm tham quan du lịch,
góp phần vào sự phát triển vững mạnh của ngành du lịch Phú Quốc.
Chùa
Sư Muôn còn có tên là Hùng Long Tự. theo phái Tịnh độ cư sĩ, thuộc Giáo Hội
Phật giáo Việt Nam thành lập bởi vị sư có tên Nguyễn Kim Muôn xuất thân từ một
kế toán ngân hàng Đông Dương, lấy đạo hiệu Giai Minh (1892 – 1946). Giai Minh
đã thử nghiệm cải cách nề nếp tu hành vận dụng đạo Phật trong tình hình xã hội
hiện đại. Năm 1932, ông đã đi qua nhiều nơi như đảo Thổ Chu, hòn Thơm và sau
cùng là đảo
Phú Quốc, tìm nơi yên tĩnh để tạo dựng cơ ngơi tu hành lập Hùng
Nhĩ Am nay là Hùng Long Tự. Đến đây, ông được cư dân tín nhiệm và theo học đạo
rất đông.
Trong
thời gian chiến tranh. Chùa bị bom đạn tàn phá, sau này người học trò của ông
là Sư Minh Út tu sửa lại như ngày hôm nay. Muốn đến chính điện ngôi đền, du
khách phải đi qua 60 bậc đá, cảm nhận đầu tiên là sự bình lặng, uy nghiêm, tôn
kính, chùa nằm lưng chừng núi, giữa rừng cây xanh tươi, phong cảnh thật kỳ vĩ.
Phía sau chùa là những dãy núi có nhiều cây cổ thụ cao vút. Chánh điện được cất
trên nền đá cao gần 3 mét bên trong thờ tượng Phật lớn, với đường nét điêu khắc
sắc sảo. Xung quanh chánh điện có lang cang bao bọc. Đứng tựa lang cang nhìn
xuôi triền núi, từ độ cao này cảnh đẹp làm hả dạ người viếng cảnh: phía tây
bắc, nơi cỏ tranh xanh mướt, những vườn tiêu thắng tắp vuông từng khoảnh, từng
chòm nổi lên giữa nền xanh đậm của vườn cổ thụ, những mái nhà ẩn hiện dưới bóng
khói, bóng mây.
Bước
vào chùa sẽ thấy đầu tiên là tượng phật Di Lạc mỉm cười cùng nhiều đồng tử vây
quanh rất vui vẻ, chánh điện thờ Phật Tổ và các vị la hán rất tôn nghiêm và
trang trọng, phía sau chùa là tượng đức phật ngồi thiền dưới gốc cây cổ thụ K’nia
300 năm tuổi, còn có tượng các vị la hán cùng nhau ngồi học đạo . Trên chùa còn
có các toà tháp nhỏ thờ các trụ trì và các sư ni viên tịch, cùng với một đền
nhỏ thờ các vị anh hùng đã hy sinh tại đảo Phú Quốc.
Chùa
có một hòn đá với hình dáng tựa như một con hổ đang nằm nên người dân gọi đó là
đá Ông Hổ, chùa còn có một giếng nước nhìn rất cạn nhưng có nước quanh năm kể
cả mùa khô hạn nhất giếng cũng đủ nước cung cấp không chỉ trong chùa mà còn cho
cả các nhà dân ở xung quanh chùa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét